Đái Tháo Đường
1. Đái tháo đường là gì?
- Đái tháo đường hay còn gọi là “Tiểu đường” là bệnh rối loạn chuyển hoá đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết Insulin hoặc đề kháng với Insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hoá đường, đạm, mỡ, chất khoáng; gây nên những biến chứng ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
- Tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh trong đó đã có hơn 55% bệnh nhân đã có các biến chứng do bệnh gây nên. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng ngừa, phát hiện sớm cũng như điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
2. Phân loại đái tháo đường
- Đái tháo đường type 1 (do phá huỷ tế bào bêta tuỵ, dẫn đến thiếu Insulin tuyệt đối).
- Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào bêta tuỵ tiến triển trên nền tảng đề kháng Insulin).
- Đái tháo đường thai kỳ (được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1, type 2 trước đó).
Ngoài ra còn có các thể khác như: đái tháo đường do bệnh lý tại tuyến tuỵ, đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hoá chất như Glucocorticoid…
3. Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng điển hình: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân.
- Các triệu chứng không điển hình: khô miệng, khô da, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và rối loạn kinh nguyệt (ở phụ nữ), vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò ở đầu chi…Nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề và phức tạp ở các cơ quan.
4. Cận lâm sàng cần thực hiện
- Để chẩn đoán Đái tháo đường cần thực hiện một hoặc một vài các xét nghiệm dưới dây:
+ Đường huyết lúc đói
+ Đường huyết bất kỳ
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
+ HbA1C.
5. Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường
(Nguồn ảnh: Umass Memorial Health; //www.umassmed.edu/dcoe/diabetes-education/complications/)
- Mạch máu: Việc tăng đường huyết kéo dài có thể làm tổn thương các mạch máu.
+ Mạch máu lớn: Có thể gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp động mạch tứ chi, thậm chí tắc mạch gây hoại tử chi.
+ Mạch máu nhỏ: Gây rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan như thận, võng mạc mắt, thần kinh ngoại biên; nếu không điều trị hiệu quả sẽ gây suy thận mạn dẫn đến nguy cơ phải chạy thận nhân tạo hay phải ghép thận, giảm thị lực dẫn đến mù loà, dị cảm ở hai chi dưới…
- Hô hấp: Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Tiêu hoá: Có thể bị viêm quanh nướu răng, rối loạn chức năng gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.
- Bệnh Alzheimer: Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.
6. Những đối tượng nào cần được tầm soát bệnh?
- Người lớn có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 23 kg/m² và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:
+ Ít vận động thể lực.
+ Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
+ Tăng huyết áp (Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg hay đang uống thuốc huyết áp).
+ Nồng độ HDL- Cholesterol máu < 35mg/dl (0.9mmol/l) và/hoặc nồng độ Triglyceride máu > 25mg/dl (2.82mmol/l).
+ Vòng bụng to: ở nam ≥ 90cm, ở nữ ≥ 80cm.
+ Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
+ Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ.
+ HbA1c ≥ 5.7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
+ Có dấu hiệu đề kháng Insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen…).
+ Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
+ Ở những bệnh nhân không có dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.
7. Điều trị đái tháo đường
- Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng với thiết lập chế độ thể dục thể thao hợp lý kết hợp theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên là những việc làm quan trọng nhất dù ở thể bệnh nào.
- Ở đái tháo đường type 1, bệnh nhân được chỉ định dùng Insulin suốt đời kể từ lúc được chẩn đoán do cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất ra Insulin.
- Ở đái tháo đường type 2, nếu bệnh nhân không cải thiện được tình trạng tăng đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao hàng ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc điều trị dạng uống hoặc tiêm dưới sự hướng dẫn và điều chỉnh của bác sĩ để ổn định lượng đường trong máu.
Cần lưu ý rằng, bệnh đái tháo đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng thời gian, từng bệnh nhân nên bệnh nhân cần được gặp bác sĩ định kì để được thăm khám cũng như đánh giá đúng tình trạng hiện tại từ đó lập ra kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đái tháo đường?
- Không thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 1.
- Đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống và chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý.
8.1 Chế độ ăn uống
- Nguyên tắc: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt, bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.
8.2 Chế độ tập luyện
- Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch…Khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày/ tuần với thời gian 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp với bản thân.
- Bệnh đái tháo đường là bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Nhận thấy được mối nguy hiểm đó, tài xỉu online atht với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại như máy phân tích sử dụng công nghệ sắc ký lỏng cao áp đạt chuẩn quốc tế về xét nghiệm HbA1c (tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi biến chứng của bệnh) đã và đang tiếp tục triển khai các gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác các type của bệnh và đồng thời với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm cũng như chuyên môn cao sẽ giúp bệnh nhân xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi các yếu tố nguy cơ và các biến chứng của bệnh gây ra.
Được phục vụ quý khách là vinh dự của chúng tôi !
_______________________________________________________________________________________________________
Bác sĩ CKI. Hữu Thị Trúc Mai
Bác sĩ. Trần Minh Triết
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ y tế Việt Nam, "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2," 30 December 2020.
2. Bộ Y tế Việt Nam, "Việt Nam hiện tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh," 12 November 2023. [Online]. Available: .
3. American Diabetes Association, "Diabetes Care," Classification and Diagnosis of Diabetes, pp. 20-21, January 2023.
4. UMass Memorial Health, 28 May 2021. [Online]. Available: .
5. Nguyễn Thy Khuê, Sổ tay lâm sàng nội tiết, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2010.